Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Tổng thống Putin: Nga-Trung quyết tâm thúc đẩy trật tự thế giới đa cực
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Phương Tây run sợ trước 'trật tự' của Putin?
Phương Tây đang nín thở lo lắng liệu Putin sẽ dừng lại ở Ukraine hay đi tiếp sau khi khuynh đảo châu Âu.

 


Với việc sáp nhập Crimea và có ảnh hưởng rõ ràng tới cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine, nước Nga, mà cụ thể là Tổng thống Vladimir Putin đã thay đổi trật tự và các quy tắc của hệ thống quốc tế sau năm 1991.


Giờ đây, câu hỏi đặt ra với phương Tây là liệu Putin đã dừng lại hay sẽ tiếp tục thiết lập trật tự mới?


Trật tự hay vòng vây?


Theo nhận định của chuyên trang “Chính trị”, nền hòa bình hậu Xôviết đã kết thúc khi Putin quyết định các luật lệ trên thực tế mới của châu Âu một cách bất ngờ và bằng vũ lực. Đầu tiên ở Gruzia vào năm 2008, và bây giờ là ở Ukraine.




Binh sĩ và vũ khí Nga trong cuộc xung đột với Gruzia năm 2008




Trước cuộc khủng hoảng hiện tại, các quy tắc chi phối châu Âu được đánh giá là khá dễ hiểu. Kể từ Hiệp ước Helsinki năm 1977, châu Âu và Bắc Mỹ đã thống nhất rằng các biên giới quốc gia của châu Âu là bất khả xâm phạm, và không thể bị thay đổi bởi sự can thiệp từ bên ngoài.


Hiệp định này được cập nhật bằng Hiến chương Paris năm 1990, và sau đó bằng Hiệp ước Belovezhsky năm 1991, thỏa thuận ba bên giữa Nga, Ukraine và Belarus khi Liên bang Xôviết tan rã.


Những hiệp ước trên đã tạo ra tâm lý chung rằng các quốc gia nổi lên từ sự tan rã của Liên Xô có thể tùy ý giải quyết các vấn đề của mình. Các nước cộng hòa Baltic đã gia nhập NATO và EU, nhưng vẫn trong hòa bình và tiếp tục làm ăn với Nga.


Tuy nhiên, với việc sáp nhập Crimea, Putin đã đảo ngược nguyên trạng. Phản ứng trước sự “bướng bỉnh” của Ukraine và việc Kiev từ chối gia nhập liên minh kinh tế Á-Âu, Putin đã đưa ra quyết định chóng vánh là thu hồi Crimea, đồng thời phát đi thông điệp rõ ràng là không nên thách thức Nga.


Sau Crimea, Nga một lần nữa chứng tỏ sự quyết đoán của mình khi buộc Kiev phải nhượng bộ. Bằng cách nào đó (có nhiều thông tin về sự can thiệp của Nga, và cả tuyên bố chiếm Kiev trong hai tuần), lực lượng ly khai ở miền Đông Ukraine đã lật ngược thế cờ và buộc giới lãnh đạo ở Kiev phải xuống thang.


Hiện giờ Tổng thống Poroshenko và Quốc hội Ukraine đã cho phép quy chế đặc biệt kéo dài trong ba năm đối với phe ly khai và trì hoãn việc thi hành phần thỏa thuận thương mại với châu Âu.


Phương Tây có lý khi cáo buộc Putin đã phá vỡ trật tự an ninh châu Âu, song từ góc nhìn của Moskva, người ta cũng có thể đặt câu hỏi rằng phải chăng nước Nga đang tự mình chặt đứt các xiềng xích và vòng vây ngày càng siết chặt?


Cuộc chiến mới bắt đầu?


Điều khiến phương Tây đau đầu nhất hiện nay là không thể đoán định được những hành động tiếp theo của Putin.


Liệu ông có thể “nhân rộng điển hình” Crimea hay Donbass ở nơi nào khác nữa hay không? Và với những lý do nào? (đáng sợ hơn là kế hoạch được thực thi nhưng không hề có đổ máu!).


Chuyên trang “Chính trị” cho rằng nếu sự đánh cược của Poroshenko được đền đáp, thì Ukraine rồi cũng sẽ bị lãng quên như Gruzia sau mùa hè đầy biến động năm 2008. Vấn đề ở chỗ Putin sẽ không quên và sẽ tiếp tục hành động.




Tổng thống Nga Putin tại Sevastopol ngày 9/5/2014




Cuộc khủng hoảng Ukraine là “vấn đề” đối với nước Nga, song nó cũng chứng tỏ nước Nga và Putin không hề nói suông với tuyên bố có thể chiếm Kiev trong hai tuần (hiện vẫn chưa được làm sáng tỏ) và không một ai nên đùa bỡn với “một trong những quốc gia hạt nhân hùng mạnh nhất”.


Điều mà phương Tây đang chờ đợi là giờ đây, khi mà Nga đã bảo đảm một thỏa thuận về vị thế đặc biệt trong ba năm cho phe nổi dậy ở Donbass, Putin sẽ đưa giới hạn của mình tới những phần nào của thế giới và dưới hình thức nào?


Liệu Putin có tiếp tục sáp nhập Novorossiya (Nước Nga Mới, vùng lãnh thổ ở Đông Nam Ukraine) giống như đã làm với Crimee, sẽ tạo ra một nước Transnistria mới của Ukraine (Transnistria hay còn gọi là Pridnestrovie là một vùng nhỏ đã tuyên bố độc lập khỏi Moldova vào năm 1990) hay một nước Nam Ossetia tách ra khỏi Gruzia vào năm 2008?


Những phương án trả lời cho thấy Putin có rất nhiều lựa chọn. Đặc biệt, với lý do bảo vệ các quyền của người sắc tộc Nga và những người nói tiếng Nga, thì kịch bản có thể biến hóa khôn lường.


Ở Ukraine, hầu hết các vùng đất đều có người dân nói tiếng Nga và như vậy Putin có thể vươn “bàn tay che chở” tới tận “Ukraine Tả ngạn”, phần lãnh thổ từng là một phần của Đế quốc Nga trong thế kỷ 18 và 19 và hiện bao gồm phần lớn của Kiev và phần lãnh thổ bên bờ Đông của sông Dinepr.




Các tay súng nổi dậy ở miền Đông Ukraine




Thậm chí, đã có những cảnh báo rằng Ukraine chỉ là sự khởi đầu. Toàn bộ Belarus đều nói tiếng Nga. Gần một phần ba dân Kazakhstan là người sắc tộc Nga và hầu hết sinh sống tại những thảo nguyên phía Bắc giáp giới với Nga.


Các quốc gia vùng Baltic (Estonia, Latvia và Litva) đều là các thành viên của EU và NATO. Thế nhưng, những nước này cũng là quê hương của các cộng đồng thiểu số là người sắc tộc Nga và nói tiếng Nga. Tương tự như Ukraine, ba nước này cũng có một giai đoạn lịch sử thuộc sự thống trị của Đế quốc Nga.


Cảnh báo của Tổng thống Mỹ Barack Obama trong bài phát biểu ở Estonia mới đây rằng một cuộc tấn công vào bất cứ thành viên NATO nào cũng chính là cuộc tấn công vào toàn bộ khối này liệu có đủ sức ngăn cản Putin?


Đáng sợ hơn, cuộc tấn công đó không phải bằng vũ lực để NATO có thể động thủ. Những quan chức Nga hiện đã cảnh báo về “sự phân biệt đối xử” tại các quốc gia Liên Xô trước đây đối với những nhóm thiểu số nói tiếng Nga.

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Tổng thống Putin: Nga-Trung quyết tâm thúc đẩy trật tự thế giới đa cực (16-05-2024)
    Patrior sẽ lập tức bị phá hủy nếu được đưa tới Kharkiv? (16-05-2024)
    Ông Putin tuyên bố quan hệ Nga – Trung không nhằm chống lại ai (16-05-2024)
    Vụ ám sát Thủ tướng Slovakia mang động cơ chính trị rõ rệt (16-05-2024)
    Tổng thống Ukraine hoãn mọi lịch công du nước ngoài trước đà tiến của lực lượng Nga (16-05-2024)
    Chuyện gì đang xảy ra ở Bộ Quốc phòng Nga? (16-05-2024)
    Tình hình căng thẳng, Tổng tư lệnh quân đội Ukraine ra chiến trường (15-05-2024)
    Chân dung tân Thủ tướng Singapore Lawrence Wong (15-05-2024)
    Pháp và Hàn Quốc tăng viện trợ quân sự cho Ukraine (14-05-2024)
    Mỹ cam kết gói viện trợ mới giúp Ukraine thay đổi cục diện (14-05-2024)
    Quân Nga tiến vào Kharkov, ông Zelensky kêu gọi người dân Ukraine bình tĩnh (13-05-2024)
    Ukraine thay chỉ huy chủ chốt giữa lúc Nga tiến quân về Kharkiv (13-05-2024)
    4 tiểu đoàn Chechnya chuẩn bị tấn công vào Sumy? (12-05-2024)
    Chung cư Nga trúng pháo kích nghi từ Ukraine, 22 người thương vong (12-05-2024)
    Saudi Arabia tái khởi động tòa tháp cao nhất thế giới (12-05-2024)
    Cuộc tấn công của Nga khiến Ukraine lộ điểm yếu chết người (12-05-2024)
    Chung cư Nga trúng pháo kích nghi từ Ukraine, 22 người thương vong (12-05-2024)
    Nghị sĩ Đức đề xuất NATO áp đặt vùng cấm bay ở miền Tây Ukraine (12-05-2024)
    Israel vẫn nhận được hàng tỷ USD vũ khí dù Mỹ tạm dừng cung cấp (10-05-2024)
    Tổng thống Nga Vladimir Putin đệ trình ứng cử viên Thủ tướng lên Hạ viện (10-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Tàu lạ xâm nhập Thụy Điển: Biển Baltic căng thẳng (22-10-2014)
    Chiến sự gia tăng ác liệt, vũ khí Mỹ rơi vào tay IS (22-10-2014)
    Triều Tiên "đánh đu" giữa Nga và Trung Quốc (22-10-2014)
    Mỹ đang “chọc giận” đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ (20-10-2014)
    Kỳ vọng trên đất nước vạn đảo (20-10-2014)
    Nga đã tính toán sai lầm? (20-10-2014)
    “Quan hệ Nga-Mỹ chết trước cuộc chiến Ukraine” (20-10-2014)
    Ukraina muốn xóa “dấu vết Nga”? (20-10-2014)
    Trung Quốc tung tàu đến đảo tranh chấp với Nhật Bản (19-10-2014)
    Bóng ma Hội Tam Hoàng (19-10-2014)
    Nga - Ukraine và mối lương duyên ngàn năm (19-10-2014)
    Mỹ và đồng minh: Dùng người bản xứ chống người bản xứ! (19-10-2014)
    Nga-Trung: quan hệ mới, ngăn cách cũ (18-10-2014)
    Tổng thống Nga - Ukraine gặp nhau: Đã có nụ cười? (18-10-2014)
    Bạo lực lại nổ ra ở Hồng Kông (18-10-2014)
    Hiểm họa IS biến hình - Kỳ 2: Cuộc giằng co chưa có hồi kết (18-10-2014)
    Hiểm họa IS biến hình - Kỳ 1: 'Đứa con lai' khủng bố (17-10-2014)
    Nga không thể dựa vào Trung Quốc! (17-10-2014)
    Hỗn loạn Ukraine: Hiểm họa phát xít, khủng bố châu Âu (17-10-2014)
    Quan hệ Nga-Mỹ: Xấu nghiêm trọng nhưng không thể đoạn tuyệt (17-10-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153081942.